Ảnh cờ động
No title... No title... No title... No title... No title...
Danh nhân Hà Nam
Lượt xem: 5484

I. Thời Hai Bà Trưng

1. Nguyệt Nga phu nhân tương truyền sinh ở trang Dưỡng Mông, nay thuộc xã Tiên Hải, huyện Duy Tiên có công giúp Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán và dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, hiện thời ở đình Đá An Mông
2. Nguyễn Thị Quỳnh Chân người làng Tắc Kênh tổng Ngô Xá nay là thôn Tái Kênh xã Đinh Xá huyện Bình Lục thờ ở đền Ngọc Nữ xã Đinh Xá.

3. Cao Thị Liên người xã Thạch Tổ huyện Thanh Liêm thờ tại đền ba xã (Thanh Hà, Thanh Châu, Liêm Chung).

4. Lê Chân: Quê vùng Đông Triều - Quảng Ninh rút chạy về khu vực rừng núi Lạt Sơn – Kim Bảng, hiện thờ ở đền Lạt Sơn xã Thanh Sơn.

5. Đặng Khoan Nhân, Đặng Vạn Phúc, hai nah em sinh ở xóm Kênh Cạn xã  Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm hiện thờ ở đình Kênh Cạn xã Thanh Lưu

6. Nguyễn Thiện (Đức Ông Cần Thiện ), quê làng Phù Khê này thuộc thôn 3 xã Phù Vân thị xã Phủ Lý, đền thờ ở thôn 3 Phù Vân.

7. Lê Hoằng Nghị quê thôn Bằng Khê xã Liêm Chung thị xã Phủ Lý, hiện thờ ở đình Bằng Khe xã Liêm Chung.

II. Thời Tiền Lý – Đình - Tiền Lê – Lý.

1. Đinh Lôi (514-572)

Nhân vật truyền thuyết thời Tiền Lý Nam Đế - quê nội ở thôn Nguyễn Trung xã Cát Đàm ( nay là xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm); quê ngoại ở thôn Hoà Ngãi (nay là thôn Hoà Ngãi xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm).

Có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương lập nên nước Vạn Xuân đầu tiên của nước ta.

2. Đinh Điền (943-980)

Võ tướng thời Đinh, bố họ Nguyễn, sau kết nghĩa với Đinh Bộ Lĩnh nên mới đổi họ, có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

3. Nguyễn Minh quang (941-978)

Võ tướng thời Tiền Lê, tương truyền quê ở làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm (nay là xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm). Sinh năm Tân Sửu (941), kết bạn thân với Lê Hoàn, có công dẹp loạn 12 sứ quân.

4. Lê Hoàn (941-1005)

Hoàng Đế nhà Tiền Lê sinh ngày 15/7 năm Tân Sửu (941). Quê làng Báo Thái ( nay là xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm). Ông nội là Lê Lộc, bố là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Liên. Có nhiều công lao dẹp loạn 12 sứ quân, khôi phục đất nứơc, đánh đuổi quân Tống xâm lược.

5.  Đinh Nga võ tướng thời Đinh Tiên Hoàng có công giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân; cha là Đinh Điện, mẹ là Trần Thị Nguy. Sinh ngày 10 tháng 2 năm Giáp Dần, ở thôn  Thuỵ Sơn xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng.

6. Dương Công Đán (1029-1077)

Sinh ngày 12/3 năm Kỷ Tỵ (1029) tại ấp An  Bài -  Bình Lục ( nay là thôn An  Bài xã Đồng Du, huyện Bình Lục ). Cha là Hoàng  Văn Minh, mẹ là Lưu Thị Quý có công giúp vua Lý Nhân Tông đánh đuổi quân xâm lược Tống.

7. Bùi Dương Chu (1033-1085)

Tương truyền ông sinh ngày 06 tháng giêng năm Quý Dậu (1033) tại Trang Mỹ Thuận, huyện Bình Lục. phủ Lỵ Nhân, đạo Sơn Nam, cha là Bùi Ức, mẹ là Phạm Thị Chân có công giúp vua Lý Thái Tông đánh giặc Chiêm Thành được thờ ở đình làng An Đổ huyện  Bình Lục.

III. Thời Trần - Hậu Lê (Lê Sơ)      

1. Trần Thủ Độ (1194-1264)

Thái sư thời Trần. Sinh năm Giáp Dần (1194) là nhân vật đầu não có nhiều công lao sáng lập nhà Trần. Có thái ấp Quắc Hương ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.

2. Trần Bình Trọng (1259-1285)

Võ tướng thời Trần. Tổ tiên họ Lê dòng dõi Lê Đại Hành. Đời ông nội làm quan, được vua Thái Tông cho theo họ vua, quê tại Bảo Thái xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm. Ông có công lao lớn đánh đuổi quân Nguyên được phong tước làm Bảo Nghĩa hầu. Ông có  câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương nước Bắc”. Ông bị giặc giết lúc 25 tuổi.

3. Trần  Khánh Dư (1264-1329)

Võ tướng thời Trần. Tổ nghề dệt lụa Nha Xá - Mộc Nam – Duy Tiên. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1228). Ông có thái ấp Dưỡng Hoà thuộc xã Duy Hải, huyện Duy Tiên.

4. Trương Hán  Siêu (1274-1354)

Nho sỹ quan chức thời Trần. Tổ nghề mộc Cao Đà xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân. Ông sinh ngày 25/11 năm Giáp Tuất, quê chính tại làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh - Trường Yên (Ninh Bình). Ông về Cao Đà sinh cơ lập nghiệp có công truyền nghề mộc ở đây.

5. Trần Khát Chân (1370-1399)

Võ tướng thời Trần, thuộc dòng dõi Trần Bình Trọng (Liêm Cần – Thanh Liêm) sau lưu lạc vào Thanh Hoá. ÔNg sinh năm Canh Tuất (1370). Ồng có công giúp Trần Nghệ Tông đánh đuổi quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga cầm đầu và chống lại Hồ  Nghệ Tông đánh đuổi quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga cầm đầu và chống lại Hồ Quý Ly khôi phục nhà Trần.

6. Đinh Đức Lân (1370-1455)

Tương truyền quê chính ở xã Uy Tổ huyện Gia Viễn (Ninh Bình ), sau về sinh cơ lập nghiệp ở trang Tạo Đoan nay thuộc thôn Đoan Vỹ xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm, có  công theo Lê Lợi đánh đuổi quân Minh.

7. Bà ả Đào (1398-1428)

Truyền thuyết bà Ả Đào sinh ở khu Tiên Lý trang Bồ Xá này là xã Đồn Xá huyện Bình Lục là quê mẹ. Bà cùng hai em là Nguyễn Quế, Nguyễn Phương chiêu tập nghĩa quân đánh lại quân Minh xâm lược.

8. Nguyễn Khắc Hiếu (1400-1472).

Nho sỹ - Quan chức thời Lê tự là Thuấn Thần. Sinh năm Canh Thìn (1400) mất năm 1472 thọ 72 tuổi.

Quê: Thôn Thanh Khê xã Hoà Khê huyện Bình Lục.

9.  Trình Thuấn Du (1402-1482)

Nho sỹ quan chức thời Lê, họ Trần sau đổi là Trình hiệu Mật Liêu. Quê ở xã Tân Đội nay là xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên. Đỗ khoa Nguyên khoa Kỷ Dậu niên hiệu Thuận Thiên 2 (1429), làm quan chức Tuyên Lực Đại phu. Thừa chỉ quán sứ sát tri khu mật nhập thị kinh diên hành khiển. Thừa chỉ Viện Hàn lâm....

Có đền thở riêng và sắc phong thời Nguyễn là Phú thần.

10. Hoàng Thuần(?)

Người thôn Lạc Tràng này thuộc phường Quang Trung, thị xã Phủ Lý. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuât thân khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà 11 (1453) đời vua Lê Nhân Tông làm quan chức Tham Chính.

11. Nguyễn Bảng (1419-1471)

Nho sĩ – quan chức thời Lê sinh ngày 12/6/1419 tại xã Khang Thái, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ có công đua Lê Thánh Tông lên ngôi vùa và lo việc binh lương cùng vua phạt Chiêm Thành. Ông được phong làm Thành hoàng thờ ở đình Đinh, thôn Đinh xã Đinh Xá, huyện Bình Lục.

12. Hoàng Mông (1422-1506)

Nho sĩ thời Lê, quê xã Bằng Khê, huyện Thanh Liêm nay là thôn Bằng Khê, xã Liêm Chung, thị xã Phủ Lý. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khao Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà. (1448) đời vùa Lê Nhân Tông.

13. Bùi  Viết Lượng (1422-1531)

Nho sĩ – quan chức thời Lê. Nguyên quán xá Nham Lang, huyện Ngự Thiên nay thuộc huyện Hưng Hoà tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Dũng Kim, huyện Nam Xương nay thuộc thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân đỗ Đệ  nhị giáp tiến sĩ xuật thân (Hoàng giáp) khoa Bình Tuất niên hiệu Quang  Thuận 7 (1466) đời Lê Thành Tông. Từng đi sứ nhà Minh làm quan đến chức Thượng thư.

14. Bùi Đạt (1433-1509)

Nho sĩ – quan chức thời Lê. Người ở xã Đông Linh, nay là thôn Động Linh, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên. Đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà 11 (1453) đời vùa Lê Nhân Tông.

15. Phạm Phổ (1438-1491)

Nho sĩ – quan chức thời Lê ( có sách chép là Phạm Lục) quê thôn Mai Động, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục nay là thôn Mai Động, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, về sau ở thôn Yên Bài, xã Đồng Du. Đỗ Đề Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khao Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận 4 (1463) đời vùa Lê Thành Tông. Sau ông lại thi đỗ khoa Hoàng Từ (1464), làm quan chức Thái tử thị giảng, đổi sang Võ chức chỉ huy sứ. Sau bị bãi chức.

16. Nguyễn Tông Lan (1440-1512)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, quê xã Quang Thừa, huyện Kim Bảng, nay là thôn Quang Thừa xã Tượng Lĩnh. Ông là cha của Nguyễn Tông Mạo (Tiến sĩ khoa Ất Sửu 1505). Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuât thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận 10 (1469) đời vua Lê Thánh  Tông. Làm quan chức Thừa chính sử. 

17. Trần Bảo (1449-1529)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Trần Xá, huyện Nam Xương, nay là thôn Trần Xá, huyện Lý Nhân quê gốc ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận 10 (1469) đời vua Lê  Thánh Tông. Làm quan chức Thượng thư Bộ công hàm  Thiếu Bảo, tước quận công.

18. Dương Bang  Bản (Lê Tung 1452-1514)

Người xã An Cừ, huyện Thanh Liêm nay là xã Liêm Thuận. Nho sĩ - sử gia thời Lê, đồ Hoàng giáp năm 1484 triều vua Lê Thánh Tông được ban quốc tính đổi thành họ tên là Lê Tung. Làm quan chức Lễ Bộ Thượng thư hàm Thiếu bảo, Quốc Tử Giám tế tửu. 

19. Trần  Bích Hoành (Trần Bảo Hoằng)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Hồng Khê, huyện Duy Tân, nay là xã Yên Bắc, huyện  Duy Tiên. 42 tuổi Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511) đời vùa Lê Tương Dực. Làm quan Giám sát Ngự sử.

20. Nguyễn Kiện Hy (1469-?)

 Người xã Động Linh, nay là thôn Động Linh, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuât thân khoa  Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496). Năm 27 tuổi, đời vùa Lê Thành Tông làm quan chức Hàn Lâm viện thi độc.

21. Tạ Đình Huy (1473-1542)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Hồng Khê, huyện Duy Tân, nay là xã yên Bắc, huyện Duy Tiên. Năm 38 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511) đời vùa Lê Tương Dực. Làm quan chức cấp sự trung.

22. Lê Đình Tưởng (1474-?)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, quê ở Cao Mật, nay là thôn Cao Mật, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng. 29 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuât thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, làm quan: Phó đô Ngự sử.

23. Dương Đức Kỳ (1475-1564)

Người  xã Hồng Khê, huyện Duy Tân, nay là xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống 2 (1499) đời Lê Hiển Tông, làm quan Phủ  Doãn phủ Phụng Thiên.

24. Trần Thị Vũ (1476-?)

Nho sĩ – quan chức, người xã Phú Thứ, huyện Duy Tân, nay là thôn Phú Thứ, xã Tiên Hiệp, huyện Duy Tiên. 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời vùa Lê Uy Mục, làm quan Thừa Chính sử.

25. Trần Tông Lỗ (1480-1570)

Nho sĩ – quan chức, người xã Mỹ Đê, nay thuộc xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời vua Lê Uy Mục, làm quan: Lễ  bộ Tả Thị Lạng.

26. Nguyễn Tông Mạo (1480-1551)

Nho sĩ thời Lê, quê xã Bất Đoạt, nay là thôn Bất Đoạt, xã Châu Sơn, thị xã Phủ Lý. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuât thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511) đời vùa Lê Tương Dực. Giữ chức  Quốc Tử Giám Tế tửu

27. Nguyễn Nghĩa Thọ ( 1480-1564)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, quê ở xóm Trại, xã Trinh Nữ, huyện Duy Tân, nay thuộc thôn Hồi Trung, xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu  Thìn niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) đời vùa Lê Uy Mục, làm quan chức Tự Khanh.

28. Nguyễn Sư Hựu (1500-1585)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Cát Đàm, nay thuộc thôn Đống Thượng, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi niên hiệu Thống Nguyên 2 (1523) đời vùa Lê Cung Hoàng, làm quan Lễ Bộ  Thượng thư.

IV. Thời Mạc – Lê Trung Hưng

1. An Khí Sử (1506-1582)

Nho sĩ – quan chức thời Mạc ( có sách chép là Ngô Khí Sử). Quê xã Nễ Độ, huyện Nam Xương (nay là thôn Nga Khê, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân). 24 tuổi  Đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức 3 (1529) đời Mạc Đăng Dung, làm quan chức Thị Lang.

2. Phan Tế (1510-1575)

Nho sĩ – quan chức thời Mạc. Nguyên quán xã Nguyên Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, sau về ở xã Bạch Xá, huyện Duy Tân (nay là thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông). Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức 3 (1529) đời  Mạc Đăng Dung, tước nam, giữ chức Thừa chính sử.

3. Phạm Đãi Đán (1518-1590)

Nho sĩ – quan chức thời Mạc. Quê xã Lôi Hà, huyện Nam Xương, nay là xã Trác Văn, huyện Duy Tiên. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính 9 91538) đời Mạc Đăng Doanh, giữ chức Cấp sự trung.

4. Trần Văn Bảo (1523-1610)

Người xã Cổ Chử, huyện Giao Thủy (nay là thôn Dứa, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Cha của Trần Đình Huyên đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1588), làm quan Cấp sự trung. Trần Văn Bảo năm 27 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch 3 (1550) đời Mạc  Phúc Nguyên. Ông từng được cử đi sứ, làm quan tới chức Thượng thư tước Nghĩa Sơn Bá. Khi mất được tặng tước Nghĩa Quận Công.

Theo gia phả họ Trần Ngọc, năm 63 tuổi ông Bảo từ quan về ẩn tại làng Phú Tải, xã An Đổ, huyện Bình Lục ngày nay. Ông mở trường dạy học và kết duyên cùng bà Đào Thị Phương ở Tiêu Động (làng bên cạnh). Sau khi mất, mộ của hai ông bà để ở Thung Nham, làng Phù Tải.

5. Vũ Hoán (1524-2607)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Hồng Khê, huyện Duy Tân, nay là xã Yên Bắc, huyện  Duy Tiên. Đỗ Chế khoa Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp), khoa Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình 6 (1554) đời vùa Lê Trung Tông. Làm quan Tuyên lực công thần tiềm trị Thừa chính sử ty Tham chính tước Nam.

6. Bùi Đình Tán (1532-1609)

Nho sĩ – quan chức thời Mạc, quê xã Phương Lâm, huyện Nam Xương, nay thuộc huyện Lý Nhân. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) đời Mạc Phú Nguyên. Làm quan cấp Sự Bộ Công - Thừa Chính sử.

7. Nguyễn  Diễn (1543-1606)

Nho  sĩ – quan chức thời Mạc, quê xã Văn Phái huyện Duy Tân (nay là thôn Văn Phái xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên). 35 tuổi đỗ: Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu niên hiệu Sùng Khang 12 (1577) đời Mạc  Mậu Hợp. Làm quan chức Binh Bộ hữu thị lang. Sau ông theo về nhà Lê giữ chức Tham Chính.

8. Nguyễn Văn Tĩnh (1543-1622)

Nho sĩ – quan chức thời Mạc, người xã Nễ Độ, huyện Nam Xương nay thuộc huyện Lý Nhân. Đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu niên hiệu Sùng Khang 12 (1577)  đời Mạc Mậu Hợp. Giữ chức Giám sát ngự sử.

9. Trần Như Lân (1563-1635)

Tương truyền Trần Như Lân sinh tại làng Kim Lũ ( nay là xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục). Có công phó giúp khôi phục nhà Lê được ban tước Lương Quận công được coi là một trong những người rường cột của triểu đình đương thời, được nhà vua tin cậy giao cho nhiều chức vụ quan trọng. Theo gia phả tộc họ ông có 5 con gái. 5 người con trai của ông đều nối nghiệp cha trở thành tướng tài giúp nhà Lê.

10. Phạm Viết Tuấn (1631-1722)

Nho sỹ quan chức triều Lê quê xã Lạc Tràng, huyện Kim Bảng, nay tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuấn niên hiệu Cảnh trị 8 (1670) đời vùa Lê Huyền Tông. Làm quan chức Giám sát ngự sử.

11. Trương Minh Lượng (1636-1712)

Nho sĩ thời Lê, quê xã Nguyên Xá, huyện Duy Tân, nay là thôn Ngô Trung xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên. 65 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà 21 (1700) đời vùa Lê Hy Tông, làm quan chức Tự Khanh Hoành diễm hầu.

12. Trương Công Giai (1665-1728)

Nho sĩ quan chức triều Lê, người Sở Thiên Kiện, nay thuộc xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm. 21 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Hoà 6 (1685) đời vua Lê Hy Tông, làm quan tới chức Hình bộ Thượng thư, tế tửu  Quốc Tử Giám, tước Quận Công, bị giáng chức sau khi mất được phong tặng Thiếu bảo.

13. Nguyễn Quốc Hiệu (1696 - ?)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Phú Thứ, huyện Duy Tân, nay là thôn Phú Thứ, xã Tiên Hiệp, huyện Duy Tiên. Năm 41 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu 91736) đời vua Lê Ỷ Tông, làm quan Đông Các đại học sĩ kiêm Hiến sát sứ Sơn Tây tặng Đô Ngự sử.

14. Nguyễn Tông Mại (1708-?)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã Yên Đổ, nay thuộc Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. 29 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1763) đời vua Lê Ý Tông, giữ chức Hàn lâm kiểm thảo....

15. Nguyễn Kỳ (1717-1787)

Nho sĩ – quan chức thời Lê, người xã An Lão nay là thôn An Lão, xã An Lão, huyện Bình lục. 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748) đời vùa Lê Hiển Tông. Làm quan Đông các đại học sĩ, tế tửu Quốc Tử Giám.

Thông tin mới nhất







Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập