Ảnh cờ động
No title... No title... No title... No title... No title...
Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay
Lượt xem: 275

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó có công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Kết quả: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu ngân sách, sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu tăng cao. Thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu xã hội; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường...

anh tin bai

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Nam. Ảnh: Chinhphu.vn

1. Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân tỉnh Hà Nam

Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân là sứ mệnh của Đảng, là mục tiêu và bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đây cũng là mục tiêu mà trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới.

Với phương châm: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đồng thời ban hành nhiều nghị quyết nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh; đảm bảo chính sách an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng đô thị lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; năm 1997 tỷ lệ nông nghiệp chiếm trên 52% cơ cấu kinh tế, cả tỉnh chưa đến 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ… đến nay, Hà Nam đã trở thành một trong các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của cả nước.

Tuy nhiên, với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; việc phát triển kinh tế, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân của Hà Nam được kỳ vọng cao hơn nữa. Cùng với đó, quá trình phát triển kinh tế xã hội, không ít vấn đề mới, khó đặt ra. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và quyết tâm hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên, từ đó lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về khát vọng phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân là yêu cầu cấp thiết. Chỉ có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững thì mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Và khi nào an sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, khi đó niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân với Đảng, hệ thống chính quyền, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội càng được củng cố, tăng cường.

Do đó, vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân tỉnh Hà Nam là rất cần thiết.

2. Một số kết quả trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023

 2.1 . Một số kết quả về phát triển kinh tế- xã hội

Nửa đầu nhiệm kỳ, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch Covid 19 toàn cầu tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nhưng tình hình kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định, có bước phát triển. Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,41%, đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 8 toàn quốc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Thu ngân sách 14.656 tỷ đồng, đạt và vượt dự toán Trung ương giao.

Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở để tỉnh tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng và cả nước; đồng thời gắn kết Quy hoạch tỉnh, bảo đảm thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Theo quy hoạch, đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 14,2%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng khai thác tối đa, lợi thế về hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics. Đến nay đã có 08/08 khu công nghiệp được triển khai đầu tư, tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp bình quân đạt 85,7%. Đề án thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam được đẩy nhanh tiến độ. Công tác thu hút đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của tỉnh được tăng cường; tập trung vào các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan và Châu Âu trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, công nghệ cao... Lũy kế đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 1.156 dự án đầu tư còn hiệu lực (tăng 3,7% so với cùng kỳ), trong đó 369 dự án FDI và 787 dự án trong nước với vốn đăng ký 5.415,5 triệu USD và 168.894,4 tỷ đồng).

Lĩnh vực xây dựng cơ bản và trật tự đô thị có chuyển biến tích cực. Đã tăng cường quản lý và thực hiện nghiêm các quy định về đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp đầu tư, tăng cường trách nhiệm đầu tư của cấp huyện cấp xã trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phục hồi và có bước phát triển. Hoạt động du lịch đạt kết quả cao. Năm 2023, tổng khách du lịch đạt trên 4,3 triệu lượt (tăng 38,8%); doanh thu ước đạt trên 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 57,1% so với năm 2022). Đặc biệt, lần đầu tiên Hà Nam được Giải thưởng Du lịch Thế giới vinh danh là "Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023".  

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm chú trọng phát triển theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh”. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, vượt kế hoạch đề ra. Đầu tư, triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm, kết nối liên vùng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Dự án tuyến đường nối Ba Sao - Bái Đính; Dự án cầu Tân Lang và tuyến đường liên kết vùng, nối từ đường nối vành đai 4 - vành đai 5 qua QL38 đến đường QL21 huyện Kim Bảng; Dự án Đường bộ song hành QL21; Dự án nút giao Phú Thứ; Dự án đường ĐT 495B; Dự án tuyến đường kết nối 2 đền Trần.

2.2 Một số kết quả công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân

Giai đoạn 2021-2023, Hà Nam thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động, đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và tại các khu vực cách ly y tế. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Từ đầu năm 2022, từng bước mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ, du lịch, đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức Tết sum vầy tại nhiều khu Khu công nghiệp; phiên chợ công nhân; hỗ trợ công nhân về quê ăn tết. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,11%.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được củng cố, sắp xếp theo hướng tập trung các ngành, nghề trọng điểm. Việc gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp được đẩy mạnh với nhiều mô hình hiệu quả. Trong 3 năm 2021-2023, toàn tỉnh đã giải quyết 78.682 việc làm mới; 76.587 việc làm thêm, tổ chức xuất khẩu lao động 2.674 người.

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên nghèo được hỗ trợ vay vốn. Giai đoạn 2021-2023, việc thực hiện các chính sách tín dụng đã giải ngân cho 62.129 lượt người nghèo, người có công vay vốn với số tiền gần 3 nghìn tỷ đổng. Người nghèo được chăm sóc tốt về sức khoẻ, khi ốm đau được khám chữa bệnh. Đã thực hiện mua và cấp thẻ BHYT cho 18.082 lượt thuộc hộ nghèo (khoảng 14,6 tỷ đồng); mua và cấp thẻ BHYT cho 29.738 lượt thuộc hộ cận nghèo (khoảng 24 tỷ đồng). Số người nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh miễn phí hơn 50 nghìn lượt. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Thực hiện đúng, đủ chính sách người có công. Hiện nay tỉnh đang quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi trên 135.000 người có công, trong đó chi trả trợ cấp hàng tháng cho 20.355 người với tổng kinh phí gần 47.701 triệu đồng. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 24/4/2023 và UBND tỉnh ban hành Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 28/6/2023 để triển khai thực hiện, bố trí đủ kinh phí để hỗ trợ cho 326 hộ thuộc danh sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo theo Đề án được UBND tỉnh phê duyệt.

Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, người có công, người nghèo được quan tâm. Triển khai 02 Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và 03 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp.

Có thể khẳng định, thời gian qua, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã được quan tâm, chăm lo; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa được đẩy mạnh. Công tác dân số, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt được quan tâm. Công tác bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi; chăm lo bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ…thực hiện hiệu quả.

3. Thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân tỉnh Hà Nam

Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng; trở thành trung tâm công nghiệp - công nghệ cao thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; trung tâm du lịch văn hóa gắn với du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao; có tốc độ tăng năng suất lao động cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nhân lực; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

Để thực hiện tốt mục tiêu này trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, Tiếp tục tập trung thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược: hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy lợi thế liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao... Làm tốt công tác quy hoạch; tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Hai là, Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng mức sống của người dân. Thực hiện tốt chính sách đền ơn, đáp nghĩa với người có công với nước. Phối hợp thực hiện, lồng ghép các chương trình giải quyết việc làm, chính sách an sinh xã hội và huy động các nguồn lực xã hội để giảm nghèo. Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Thực hiện tốt các chính sách bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục; tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm...

 Ba là, Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng là người yếu thế. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh để nâng cao đời sống tinh thần Nhân dân.

1 2 
Thông tin mới nhất







Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập